Tư vấn

Bệnh giang mai có tái phát không sau khi chữa?

XEM THÊM:

  Theo như các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Đại Đông giải thích, bệnh giang mai nếu không được điều trị sẽ phát triển qua 4 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn sẽ gây ra các thương tổn khác nhau. Giữa mỗi giai đoạn, các triệu chứng thường biến mất trong khoảng vài tuần, sau đó sẽ bộc phát những triệu chứng mới gọi là giang mai tái phát.

  Vậy bệnh giang mai nếu được điều trị có tái phát không?

  Khi bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai qua các con đường như quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc trực tiếp, dùng chung vật dụng cá nhân, lây qua đường máu,… người bệnh sẽ phát bệnh sau khoảng 3 đến 90 ngày. Sau khoảng thời gian này, bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện ban đầu là các nốt săng giang mai.

Bệnh giang mai có tái phát không?

  Săng giang mai là những vết loét nông, bờ nhẵn, đáy cứng, viền đỏ, không gây đau hay ngứa và sẽ tự biến mất sau khoảng 3 đến 6 tuần kể cả khi không được điều trị. Lúc này, người bệnh lầm tưởng đã khỏi nhưng thực chất xoắn khuẩn đã ăn vào máu, chuẩn bị cho những giai đoạn tiếp theo.

  Theo các bác sĩ, nếu bệnh giang mai được điều trị sớm ngay khi phát hiện những vết săng giang mai của giai đoạn 1 thì bệnh khó có khả năng tái phát, tiến triển sang những giai đoạn tiếp theo.

  Nhưng nếu bệnh nhân để đến khi bệnh phát triển nặng, xuất hiện những nốt ban đào (dấu hiệu giai đoạn 2) thì việc điều trị chỉ mang tính chất hạn chế những thương tổn do bệnh gây ra chứ không thể điều trị khỏi bệnh. Những trường hợp này có nguy cơ tái phát bệnh rất cao.

  Khi tiến triển sang những giai đoạn tiếp theo, xoắn khuẩn giang mai không chỉ gây tổn thương đến niêm mạc, cơ bắp, mà còn gây tổn thương cho lục phủ ngũ tạng, tấn công hệ thống thần kinh, tim mạch... gây ra những biến chứng như:

Hình ảnh bệnh giang mai ở lưỡi

   Hình thành củ giang mai: Đây là những tổn thương ở da có hình dạng gồ ghề, hình tròn, rắn chắc, xếp thành hình cung. Củ giang mai thường mọc ở tứ chi, mặt, đầu, hoặc trên vùng lưng, bụng… Đặc biệt nhất là gôm giang mai. Đây là những khối rắn ăn sâu dưới da, hoặc cơ và xương, sau đó mềm và loét ra ra, rồi loét ra gây đau đớn cho người bệnh.

   Giang mai tim mạch: Biến chứng thường thấy nhất là hở - viêm động mạch chủ, xơ vữa động mạch, phồng, vôi hóa động mạch chủ.

   Giang mai thần kinh: Xoắn khuẩn giang mai khi tấn công vào tủy sống, não và màng não sẽ gây rối loạn tâm thần, bại liệt… biến chứng này thường xuất hiện muộn nên có thể tránh được nếu bệnh nhân tiến hành điều trị sớm.

  Như vậy, có thể thấy bệnh giang mai có khả năng tái phát, tiến triển sang những giai đoạn khác kèm theo những biến chứng vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Cho nên khi nghi ngờ mắc bệnh hoặc phát hiện những triệu chứng ban đầu thì bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.

  Để được tư vấn về các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh giang mai, bệnh nhân vui lòng nhấp vào bảng tư vấn trực tuyến bên dưới hoặc gọi đến Số Hotline (028) 3592 1238 để được các bác sĩ giải đáp cụ thể.

Tư vấn

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.