Trả lời: Chào bạn! Rất vui vì bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi thắc mắc của mình về cho chuyên mục tư vấn của Trung Tâm Tư Vấn Sức Khỏe. Với băn khoăn trên của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Săng giang mai ở miệng
1. Có thể xuất hiện săng giang mai ở miệng không?
➠ Câu trả lời là có! Bởi, giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm, do loại vi khuẩn có tên là Treponema Pallidum gây ra.
➠ Theo thống kê, có hơn 90% người bệnh bị lây nhiễm bệnh giang mai là do quan hệ tình dục không an toàn, kể cả hậu môn và miệng.
➠ Đặc biệt, trong những năm gần đây, số lượng người mắc bệnh giang mai ở miệng chiếm tỷ lệ khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là do giới trẻ rất yêu thích lối quan hệ bằng miệng (oral sex), nhưng không có phương pháp bảo vệ. Nhất là những cặp đôi quan hệ đồng tính.
➠ Những đối tượng có vấn đề ở răng miệng như chảy máu chân răng, lở miệng, trầy xước miệng là những người dễ bị mắc bệnh giang mai ở miệng hơn cả.
➠ Bệnh giang mai ở miệng rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm họng, viêm amidan,… Chính vì vậy, nhiều người mắc giang mai nhưng thường chủ quan, bỏ qua và không được phát hiện bệnh kịp thời. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm sang cho người khác.
Quan hệ bằng đường miệng có thể dẫn đến lây nhiễm giang mai ở miệng
2. Biểu hiện của săng giang mai ở miệng
➩ Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội Trung Tâm Tư Vấn Sức Khỏe, bệnh giang mai ở miệng cũng giống như giang mai ở cơ quan sinh dục và hậu môn. Trong thời gian ủ bệnh từ 3 – 90 ngày thì sẽ xuất hiện những vết loét hay còn gọi là săng giang mai.
➩ Các vết săng giang mai này trông giống như mụn hoặc một vết loét mờ, nông, có thể là hình tròn hoặc hình bầu dục với kích thước từ 0.3 – 3 cm, bờ nhẵn nhụn, Săng giang mai thường không gây cho người bệnh cảm giác đau hoặc ngứa và không có mủ.
➩ Bên cạnh đó, những vết săng này thường nằm trong hố amidan và có triệu chứng đau họng kéo dài, cũng có thể bị sưng hạch ở cổ nên rất khó phát hiện bệnh. Điều này khiến nhiều người thường nhầm lẫn giang mai sang một số bệnh khác như viêm họng, viêm amidan,...
➩ Sau một vài tuần, nếu không được chữa trị thì các vết săng này có thể tự mất, khiến không ít người lầm tưởng là bệnh đã tự khỏi. Tuy nhiên, thực chất là bệnh đã ngấm vào máu và bắt đầu chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
Biểu hiện giang mai ở miệng
➩ Khi bệnh giang mai chuyển sang giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ thường có cảm giác ngứa và bị lở loét ở miệng cũng như khoang miệng. Và sau một thời gian, các nốt viêm, săng này nổi lên toàn thân, khiến người bệnh bị sốt nhẹ, nổi hạch ở bẹn, đau bụng, đau cơ, chán ăn, mỏi cơ và đau đầu.
➩ Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như lưỡi thấy các bọt trắng đục, nói không rõ tiếng hay thậm chí cảm thấy khó thở,...
➩ Nếu tình trạng trên kéo dài và không có phương pháp điều trị thì bệnh có thể di căn lên não, tủy, xương khớp gây ra liệt, rối loạn tâm thần, ảnh hưởng tim mạch,… và có thể dẫn đến tử vong.
➩ Chính vì vậy, khi phát hiện mình có các dấu hiện của bệnh, bạn cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín như Trung Tâm Tư Vấn Sức Khỏe để được thăm khám, làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Nếu các bạn còn điều gì thắc mắc thì có thể nhấp ngay vào bảng chat tư vấn online phía dưới hoặc gọi đến Số Hotline (028) 3592 1238 để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn giải đáp cụ thể, chi tiết hơn.