Tư vấn
 

Các bước và quy trình khám bệnh trĩ như thế nào

  1. Bệnh trĩ là gì? Biểu hiện bệnh như thế nào?

  Bệnh trĩ là bệnh liên quan đến hậu môn, trực tràng phổ biến ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh. Bệnh hình thành do các đám tĩnh mạch ở quanh hậu môn bị dãn ra quá mức. Các mô này bình thường có chức năng kiểm soát phân thải ra nhưng khi bị phồng lên, dãn ra do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ. Dân gian còn gọi bệnh trĩ là bệnh lòi dom.

  Những biểu hiện thường gặp cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh trĩ:

   Chảy máu khi đi đại tiện.

   Sưng tấy, ngứa ngáy vùng xung quanh hậu môn.

   Đau rát hậu môn, khó đi đại tiện.

   Sa búi trĩ ở hậu môn.

  Tùy vào các biểu hiện cụ thể của bệnh mà bệnh trĩ được phân thành ba loại khác nhau là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Sự khác nhau giữa bệnh trĩ ngoại và trĩ nội

  Bệnh trĩ có những dấu hiệu dễ nhận biết nhưng vì tâm lý e ngại nên bệnh nhân thường đi khám khi bệnh phát triển tới giai đoạn cuối, các búi trĩ thường sa ra ngoài ở mức độ nặng không tự thụt vào được.

  Tuy bệnh trĩ không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng nếu để bệnh phát triển quá nặng mà không có sự can thiệp chữa trị thì dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tiêu biểu như viêm nhiễm dễ dẫn đến hậu môn, nghẹt búi trĩ, thiếu máu, nhiễm trùng máu, rối loạn chức năng hậu môn không tự chủ khi đi đại tiện, ung thư trực tràng,…

  Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan khi thấy có dấu hiện mắc bệnh mà nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, điều trị sớm.

  2. Các bước và quy trình khám bệnh trĩ như thế nào

  Khi đến khám bệnh trĩ tại các cơ sở y tế chuyên khoa sẽ được hướng dẫn thực hiện các bước theo quy trình thăm khám như sau:

  ➤ Bước 1: Chuẩn đoán bệnh ban đầu

  Với những người đi khám bệnh trĩ thường có tâm trạng lo lắng nên thông thường các bác sĩ sẽ tư vấn, giải thích rõ những vấn đề mà người bệnh còn vướng mắc. Việc làm này sẽ phần nào giải tỏa được tâm lý, giúp bệnh nhân thoải mái chia sẻ tình trạng bệnh, thực hiện các kiểm tra xét nghiệm dễ dàng hơn.

  Trước khi tiến hành kiểm tra vùng bệnh thì các bác sĩ sẽ thực hiện khảo sát các triệu chứng lâm sàng mà người bệnh đang mắc phải. Việc thăm hỏi rất đơn giản, bạn có thể nói chuyện trao đổi trực tiếp với bác sĩ hoặc thông qua phiếu hỏi đáp.

Bác sĩ tiến hành thăm hỏi tình trạng bệnh của bệnh nhân

  Những câu hỏi mà bác sĩ phụ trách thăm khám thường đặt ra cho bệnh nhân như:

   Lý do nào khiến bạn nghi ngờ mắc bệnh mà đi kiểm tra?

   Công việc hiện tại của bạn là gì?

   Thói quen ăn uống của bạn như thế nào?

   Bạn có tiền sử mắc bệnh táo bón, đại tràng không

   Bạn gặp phải vấn đề gì khi đi đại tiện?

   Có những biểu hiện bệnh nào xuất hiện chưa?

   Đã chữa trị bằng thuốc hay phương pháp chữa trị nào chưa?

   Có đến cơ sở y tế nào thăm khám trước đó không?

  Khi trả lời những câu hỏi mà bác sĩ đưa ra, bạn phải nói rõ cụ thể không được che giấu. Có như vậy bác sĩ mới có thể đưa ra chuẩn đoán ban đầu chính xác tình trạng sức khỏe và tình trạng bệnh bạn đang mắc phải được.

  ➤ Bước 2: Kiểm tra vùng hậu môn

  Việc kiểm tra vùng hậu môn đều được bác sĩ thực hiện khi đi khám bệnh trĩ. Với những người mắc bệnh giai đoạn nặng, xuất hiện búi trĩ lòi ra ngoài thì kiểm tra hậu môn là cần thiết.

  Để giúp người bệnh không phải xấu hổ khi thực hiện kiểm tra thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân các tư thế che chắn kín đáo các vùng khác để việc thăm khám dễ dàng hơn.

  Thông thường tư thế khám bệnh trĩ tốt nhất được các bác sĩ hương dẫn như sau:

  ✤ Nữ giới: Tư thế nằm nghiêng sang một bên quay lưng về phía bác sĩ. Đầu hơi gập, lưng cong, hai chân ngoắc vào nhau. Với tư thế này giúp các chị em thoải mái, đỡ ngại ngùng hơn khi bác sĩ kiểm tra.

  ✤ Nam giới: Tư thế nằm ngửa, dùng hai tay giữ đầu gối. Các bác sĩ sẽ dùng chăn để che kín các bộ phận khác chỉ để lộ phần hậu môn để bác sĩ thuận tiện kiểm tra.

Kiểm tra hậu môn để chuẩn đoán mức độ bệnh

  Phương pháp kiểm tra: Với đối tượng bệnh nhân là nam hay nữ thì các bác sĩ sẽ tiến hành theo trình tự:

  ✔ Quan sát: Việc quan sát bằng mắt vùng xung quanh hậu môn sẽ giúp bác sĩ nhận biết được bệnh nhân có nứt hậu môn, lòi trĩ, bị sa trực tràng không.

  ✔ Thăm tay: Bác sĩ sẽ sờ nắn vùng hậu môn, đưa ngón tay vào bên trong để kiểm tra khu vực bên trong hậu môn. Ngoài ra có thể dụng phương pháp nội soi để kiểm tra chính xác mức độ bệnh.

  ➤ Bước 3: Chuẩn đoán bệnh

  Thông qua kết quả thăm vấn và kiểm tra hậu môn trước đó, bác sĩ sẽ đưa ra chuẩn đoán tình trạng và mức độ bệnh bạn đang gặp phải. Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

  3. Phương pháp chữa trị bệnh trĩ hiệu quả

  Sau khi thăm khám, dựa vào triệu chứng và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn một trong những phương pháp chữa trị bệnh trĩ sau áp dụng cho bệnh nhân:

  ➜ Phương pháp chữa trị bệnh trĩ bằng thuốc: Đây là cách đơn giản, thuận tiện cho việc chữa trị nhưng hiệu quả không cao và tỷ lệ trị dứt điểm thấp. Có nhiều cách áp dụng như:

  ✜ Thuốc uống: Có tác dụng bảo vệ tĩnh mạch, tăng trường lực, tăng tuần hoàn máu giảm áp lực hậu môn và tránh tình trạng viêm nhiễm xảy ra.

  ✜ Thuốc bôi: Có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn vùng hậu môn là chủ yếu. Làm dịu nhẹ bớt các cơn đau rát do búi trĩ gây ra nên phù hợp để chữa bệnh trĩ ngoại.

  ✜ Thuốc đạn đặt: Bằng cách đặt vào bên trong hậu môn nên có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn hậu môn hiệu quả cho người mắc bệnh trĩ nội.

Sử dụng thuốc để chữa bệnh trĩ

  ➜ Phương pháp chữa trĩ bằng thủ thuật: Được áp dụng cho những trường hợp trĩ cấp độ nhẹ 1 hoặc 2. Những thủ thuật đơn giản như chích xơ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, dùng tia hồn ngoại được áp dụng để làm giảm lưu thông máu tới vùng trĩ, giảm thiểu các cảm giác đau rát và hạn chế sự phát triển của bệnh.

  ➜ Phương pháp cắt trĩ: Là phương pháp mang lại hiểu quả cao, an toàn và nhanh chóng cho người bệnh. Việc thực hiện cắt trĩ được áp dụng cho những trường hợp đã xuất hiện búi trĩ. Bằng cách sử dụng các dụng cụ y tế, thiết bị máy móc để hỗ trợ phẫu thuật cắt trĩ nên yêu cầu người bệnh phải thận trọng lựa chọn các cơ sở y tế chất lượng, uy tín để thực hiện.

  4. Khám chữa bệnh trĩ tốt nhất ở đâu?

   Với mức độ phổ biến như hiện nay thì nhu cầu khám chữa bệnh trĩ ngày càng cấp thiết. Tuy nhiên để có được kết quả khám chuẩn xác và hiệu quả điều trị cao, an toàn cho sức khỏe thì người bệnh nên cẩn trọng trong việc lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh trĩ.

   Cùng với sự nâng cao, cải thiện chất lượng y tế như hiện nay thì Trung Tâm Tư Vấn Sức Khỏe (461 Cộng Hòa, P. 15, Q. Tân Bình, TPHCM) là một trong những địa chỉ đáng tin cậy, thực hiện thăm khám chữa trị bệnh trĩ hiệu quả nhất.

Phương pháp chữa trĩ bằng kỹ thuật tiên tiến PPH

   Phòng khám áp dụng các kỹ thuật y khoa tiên tiến trong việc hỗ trợ cắt trĩ an toàn, hiệu quả và nhanh chóng như phương pháp PPH (kỹ thuật máy kẹp) và HCPT ( kỹ thuật đốt điện cao tần).

   Các bác sĩ làm việc tại phòng khám đều có kỹ năng chuyên môn, tay nghề cao và kinh nghiệm trong việc khám chữa bệnh trĩ. Ngoài ra, phòng khám còn có điều kiện y tế tốt nhất với thiết bị máy móc hiện đại, dụng cụ y tế được vệ sinh sạch sẽ, cơ sở vật chất khang trang, không gian khám chữa bệnh rộng rãi thoái mái.

   Mức chi phí thực hiện khám chữa bệnh tại Trung Tâm Tư Vấn Sức Khỏe cũng được minh bạch, rõ ràng và không có mức chênh lệch quá cao so với các bệnh viện công nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi đến khám chữa trị tại đây.

  Nếu vẫn còn thắc mắc gì thêm về việc khám chữa bệnh trĩ, bạn có thể nhấp vảo bảng tư vấn trực tiếp bên dưới, các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn tận tình cho bạn!

Tư vấn
 

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.