B.An – Bình Chánh – TPHCM
Trả lời: Bạn B.An mến! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi thắc mắc của mình về chuyên mục tư vấn của chúng tôi. Với băn khoăn trên của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Bị bệnh giang mai có gây ngứa không?
XEM THÊM:
- Bệnh giang mai ở tay: Cách nhận biết và điều trị tốt nhất
- Bệnh giang mai ở lưỡi: Biểu hiện và cách điều trị
- Bệnh giang mai có tái phát không sau khi chữa?
1. Bệnh giang mai là gì?
✜ Theo các bác sĩ chuyên khoa Phòng Khám Đa Khoa Đại Đông, bệnh giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền chủ yếu qua con đường tình dục, do xoắn khuẩn Treponama pallidum gây ra.
✜ Giang mai nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách thì sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khó lường như: Vô sinh, phá hủy tim mạch cùng hệ thành kinh trung ương, đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.
✜ Trong những năm gần đây, bệnh giang mai có xu hướng gia tăng ở nhiều quốc gia, nhất là những nước nhiệt đới và các nước đang phát triển, bao gồm cả Việt Nam. Điều này được lý giải là do quan hệ tình dục bừa bãi, sự gia tăng các tệ nạn xã hội như gái mại dâm, sử dụng chung bơm kim tiêm, đồng tính nam, không dùng bao cao su,...
Bệnh giang mai có gây ngứa không?
2. Vậy bệnh giang mai có gây ngứa không?
✜ Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh giang mai thường biểu hiện qua các giai đoạn khác nhau, ở mỗi giai đoạn lại xuất hiện những triệu chứng riêng biệt. Cụ thể như sau:
✿ Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn quan trọng để nhận biết bệnh giang mai, thời gian ủ bệnh thường là từ 3 đến 90 ngày. Ở giai đoạn này, người bệnh thường có các biểu hiện như sau:
● Xuất hiện những vết loét (săng) giang mai, có hình tròn hoặc hình bầu dục, màu đỏ, đường kính từ 0,3 đến 3cm, không ngứa cũng không đau ở bộ phận sinh dục.
+ Đối với nam là ở quy đầu, rãnh quy đầu, trên đầu dương vật.
+ Còn đối với nữ là môi lớn, môi bé, âm đạo và cổ tử cung.
+ Đối với những người quan hệ tình dục bằng miệng, vết loét có thể xuất hiện ở trong khoang miệng.
● Một số bệnh nhân còn bị nổi hạch ở bẹn song cũng không đau hay ngứa.
● Sau 3 đến 6 tuần, những vết loét giang mai này tự lành lại và biến mất. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng là bệnh đã tự khỏi nhưng thực chất là bệnh đã ngấm vào máu và bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2.
✿ Giai đoạn 2: Giai đoạn này thường xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1, triệu chứng chủ yếu trong giai đoạn này là:
● Người bệnh sẽ thấy xuất hiện nổi mẩn trên tay hoặc chân, do bệnh gây tổn thương sâu hơn ở da và niêm mạc. Những vết nổi mẩn này không ngứa, không đau, cũng không có màu sắc rõ rệt mà chỉ là những đốm nâu mờ. Ở một số người, việc nổi mẩn này có thể xuất hiện ở những vị trí khác.
● Bệnh nhân sẽ thấy mệt mỏi, căng thẳng, chóng mặt, đau đầu và có kèm theo cảm cúm. Đây là những triệu chứng cuối cùng mà người bệnh giang mai gặp phải trong giai đoạn 2 này.
Giang mai giai đoạn 1 và giai đoạn 2 không gây ngứa
✿ Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, vi khuẩn xâm nhập làm tổn thương cơ quan nội tạng và di chuyển đến não, có thể dẫn đến tử vong. Biểu hiện của giai đoạn này là:
● Xuất hiện các vết loét ở diện rộng kèo theo mụn mủ.
● Người bệnh gặp khó khăn trong việc cử động và đi lại, thậm chí nhiều trường hợp còn bị tê liệt, bại liệt,...
● Nếu không điều trị kịp thời, bệnh giang mai sẽ gây ra viêm màng mắt, viêm kết mạc, viêm khớp, nghiêm trọng hơn có thể gây ra viêm màng não, ung thư màng não,... thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
✜ Như vậy, dựa vào những biểu hiện của bệnh giang mai qua các giai đoạn mà chúng tôi đã nêu ra ở trên thì có thể nói rằng “giang mai là một diễn viên biệt tài”, nó có thể đóng vai và mang đặc điểm của rất nhiều bệnh nội, ngoại khoa khác nhau.
✜ Người bị bệnh giang mai tuy không ngứa ngáy nhưng lại có thể gặp tổn thương ở tất cả các cơ quan trong cơ thể như: Viêm loét cơ quan sinh dục, phát ban ngoài ra, đau nhức cơ xương, hay thậm chí gây ảnh hưởng đến nội tạng như gan, tim mạch, thần kinh,… và nghiêm trọng hơn là “mất mạng”.
✜ Đặc biệt, phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh giang mai sẽ dẫn đến trường hợp con sinh ra bị giang mai bẩm sinh, con chết lưu, sảy thai,...
3. Lời khuyên của bác sĩ
✜ Giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm, không chỉ lây truyền qua đường tình dục mà còn lây từ mẹ xang con, hay dùng chung vật dụng cá nhân như quần áo, cốc chén, bồn vệ sinh, tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc vết thương của người bệnh, lây truyền qua đường máu,...
Điều trị bệnh giang mai hiệu quả bằng phương pháp miễn dịch cân bằng tại Đa Khoa Đại Đông
Do đó, khi phát hiện những triệu chứng của bệnh giang mai, các bạn cần đến ngay các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa uy tín để được thăm khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời. Không để bệnh nặng mới đi chữa trị bởi vì khi đó rất khó chữa trị, tốn kém mà lại nguy hiểm tới sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh.
✜ Đối với trường hợp của bạn thì nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết, từ đó chẩn đoán chính xác bệnh và có phương pháp hỗ trợ điều trị kịp thời.
Mọi thông tin chi tiết về cách phòng tránh cũng như chữa trị bệnh giang mai, bạn có liên hệ với chứng tôi bằng cách nhấp vào bảng chat tư vấn phía dưới bài hoặc gọi đến Số Hotline (028) 3592 1238. Các chuyên gia hàng đầu của phòng khám Đại Đông chúng tôi sẽ giải đáp miễn phí cho bạn.
