Bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
1. Vì sao phụ nữ khi mang thai dễ mắc bệnh trĩ?
Theo kết quả thống kê thì có khoảng 20 – 50% phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ. Đây có thể xem là một trong những triệu chứng sinh lý phổ biến của phụ nữ khi mang thai. Tùy vào từng người mà mức độ bệnh có thể nặng nhẹ khác nhau.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ, như:
Bị trĩ khi mang thia cần đi khám chữa bệnh sớm
➤ Áp lực từ trọng lượng của thai nhi
Khi thai nhi “cư ngụ” và phát triển trong tử cung thì trọng lượng sẽ tăng dần lên theo từng tháng. Với trọng lượng càng lớn thì áp lực lên các mô và cơ quan nội tạng của người mẹ càng nặng.
Từ đó khiến cho việc lưu thông máu vào, ra các tĩnh mạch cung cấp cho xương chậu trở nên khó khăn. Việc di chuyển chậm hoặc tụ lại gây ra tình trạng tĩnh mạch ở gần hậu môn bị phình và hình thành bệnh trĩ.
➤ Các mô, tĩnh mạch lỏng lẻo
Sự thay đổi nội tiết tốt ở phụ nữ khi mang thai cũng có phần ảnh hưởng đến sự liên kết giữa các mô, các tĩnh mạch không còn vững chắc. Do đó, các tĩnh mạch xung quanh hậu môn, trực tràng cũng có xu hướng sưng phồng lên. Lâu dần sẽ tạo ra các búi trĩ.
Bị trĩ khiến lưu lượng máu tăng nhanh gây bệnh trĩ
➤ Lưu lượng máu trong tăng nhanh
Khi mang thai, người mẹ phải cung cấp cho thai nhi đầy đủ chất dinh dưỡng, lượng máu trong cơ thể cũng tăng cao hơn 40% so với bình thương và lượng oxi cần cung cấp cũng dồi dào hơn.
Với nhu cầu cao nhưng vẫn chỉ được vận chuyển bằng hệ thống tĩnh mạch và động cũ. Cho nên bắt buộc các van và thành mạch sẽ hoạt động nhiều hơn để bơm máu trở lại tim và phổi giúp tăng lượng máu, oxi cho thai phụ. Điều này tất nhiên có tác động xấu đến tĩnh mạch ở hậu môn gây ra bệnh trĩ.
➤ Có tiền sử mắc bệnh trĩ
Đa số những phụ nữ đã bị những bệnh lý về hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ thì khi mang thai chúng có nguy cơ tái phát cao hơn. Khi thai nhi càng lớn thì mức độ bệnh có thể cũng sẽ phát triển hơn gây ra nhiều trở ngại cho người mẹ.
2. Bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho hay, bệnh trĩ khi mang thai không có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bệnh lý này cũng khó gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lý của thai phụ. Nếu không được khắc phục sớm thì có thể gián tiếp gây hại đến cả thai nhi. Tiêu biểu như:
Khi mang thai bị trĩ dễ dẫn đến thiếu máu trầm trọng
✘ Thiếu máu
Một trong những triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh trĩ là đại tiện ra máu. Tình trạng bệnh càng nặng thì mật độ và lượng máu ra càng nhiều. Với cơ thể bình thường đã khó đảm bảo sức khỏe huống chi khi mang thai phụ nữ càng cần cung cấp máu, oxi cao hơn.
Khi mỗi ngày đều mất một lượng máu nhất định như vậy khó tránh khỏi bị thiếu máu, sức koer suy giảm. Việc này cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm cho bé không được đáp ứng đủ dưỡng chất. Từ đó có thể dẫn đến em bé sinh ra bị nhẹ cân, thiếu dinh dưỡng.
✘ Sức khỏe giảm sút
Trong quá trình mang thai, những thay đổi của cơ thể cộng với những triệu chứng do bệnh trĩ gây ra như đau nhức hậu môn, khó đi đại tiện, sa búi trĩ khiến đi lại, ngồi cũng gặp khó khăn,… khiến nhiều thai phụ giảm sút sức khỏe. Tình trạng mệt mỏi, suy nhược kéo dài khiến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển chậm hơn.
Có bầu bị trĩ tâm lý lo lắng, sợ hãi kéo dài dẫn đên stress
✘ Tâm lý lo sợ
Khi mắc bệnh trĩ, thai phụ luôn lo lắng không biết có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con mình không. Tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài có thể gây ra stress, trầm cảm.
Một số trường hợp vì xấu hổ mà ngại đi thăm khám hậu môn – trực tràng khiến cho bệnh phát triển nặng. Kéo theo những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lý và cũng khó tránh khỏi những ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi.
➽ Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên thường xuyên đi khám thai theo định kỳ. Thông qua việc thăm khám sẽ giúp bạn theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, còn có thể phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể cũng như nguy cơ mắc bệnh để chữa trị sớm.
3. Cách ngăn ngừa bệnh trĩ khi mang thai
Bạn nên chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và con, phòng tránh nguy cơ bị bệnh trĩ cũng như nhiều bệnh lý khác khi mang thai. Những thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt cũng góp phần phòng tránh bệnh hiệu quả.
Uống nhiều nước khi mang thai để hạn chế bệnh trĩ
✔ Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất 2,5 lít nước để giúp cơ thể khỏe mạnh.
✔ Uống nước ép trái cây, trà thảo mộc tốt cho sức khỏe thanh nhiệt tránh táo bón.
✔ Không nên ngồi xổm khi đi vệ sinh, đi đại tiện ngồi quá lâu càng tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.
✔ Lúc đi vệ sinh, có thể dùng thêm một chiếc ghế nhỏ đặt bàn chân lên ghế để làm giảm áp lực cũng như hạn chế nguy cơ bị trĩ.
✔ Cần thay đổi chế độ ăn uống khoa hợp, sinh hoạt hợp lý cũng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tốt hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý khi mang thai mà đã bị bệnh trĩ thì cần đi khám chữa trị ngay. Trong quá trình điều trị cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh có những hành động tự phát như ngưng sử dụng thuốc, mua thuốc ngoài sử dụng… dễ dẫn đến nhiều hậu quả xấu ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài ra, cũng cần sáng suốt lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh trĩ uy tín, chất lượng. Nếu sống ở TPHCM thì Trung Tâm Tư Vấn Sức Khỏe là cơ sở y tế đáng tin cậy với đội ngũ bác sĩ giỏi, thiết bị y tế - máy móc hiện đại, hệ thống phòng khám sạch sẽ, thoáng mát,… Vì vậy, nếu mang thai mắc bệnh trĩ bạn có thể yên tâm đến Trung Tâm Tư Vấn Sức Khỏe để khám chữa trị.
Nếu vẫn còn thắc mắc gì thêm về việc bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không thì có thể nhấp vào bảng tư vấn trực tiếp bên dưới, các bác sĩ của chúng tôi sẽ giải đáp tận tình cho bạn!