Mụn rộp ở môi là bệnh gì?
Mụn rộp ở môi là một loại bệnh ngoài da thường gặp, có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, thường gặp nhất là ở môi.
Trước khi nổi tổn thương sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác ngứa, khó chịu, rát tại chỗ lên mụn rộp. Từ 1 vết đỏ bị nề sau đó nhanh chóng hình thành các mụn nước thành cụm, hình cầu hoặc tròn và đều nhau.
Ban đầu có dịch trong, sau đó thành đục. Vài ngày thì mụn nước vỡ, khô. Chỗ khô sẽ đóng vảy tiết vàng hoặc nâu, khi bong để lại 1 vết đỏ. Sau đó thì bình thường trở lại, không đau, không sẹo. Một số hạch lympho lân cận có thể sưng và đau. 8 - 15 ngày là khoảng thời gian bắt đầu bị bệnh đến khi lặn.
Những người suy giảm miễn dịch HIV/AIDS, ecpet sẽ có bệnh lâm sàng nặng hơn như: niêm mạc miệng, loét rộng vùng hậu môn, sinh dục,... ngoài ra, còn có thể bị tổn thương não, màng não.
Bệnh mụn rộp môi không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến nhiều người tự ti vì mất thẩm mỹ
Mụn rộp môi không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng bệnh lại mất tính thẩm mỹ, khiến bệnh nhân rất tự ti.
Biểu hiện bệnh mụn rộp ở môi
Môi là nơi tiếp xúc với mầm bệnh thường xuyên như hôn, lau khăn,... và niêm mạc môi rất mỏng rất dễ cho vi rút xâm nhập các tế bào biểu mô. Theo thống kê, 80% dân số thế giới có mang vi rút Herpes trong người nhưng chỉ 1/4 số đó có triệu chứng lâm sàng và tái phát. Vi rút này tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể con người, cư trú tại các hạch thần kinh và có thể phát bệnh bất cứ lúc nào khi có điều kiện thuận lợi.
Những mụn nước này có chức dịch huyết thanh nên nếu tiếp xúc với người bệnh rất dễ bị lây nhiễm. Bạn có thể dễ dàng nhận biết các biểu hiện như: hạch cổ, hạch dưới hàm sưng to, đau kèm các triệu chứng: sốt nhẹ, nhức đầu, đau họng, khó ăn uống,...
Cách phòng tránh bệnh mụn rộp ở môi
Mụn rộp ở môi rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với vết thương. Do đó, phòng bệnh hơn chữa bệnh, cần:
➤ Không chạm vùng có thương sang người khác
➤ Không dùng chung đồ dùng cá nhân: Bàn chải đánh răng, khăn lau, cốc, ly,...
➤ Sau khi thoa thuốc cần rửa tay
➤ Không sờ lên mắt
➤ Khi trang điểm và tẩy trang cần cẩn thận, không dùng kem hay phấn để che phần mụn rộp vì chúng dẫn đến tình trạng bội nhiễm vi trùng.
➤ Khi vết lở lành hoàn toàn và vùng da trở lại bình thường thì bạn đã khỏi bệnh, không phải e dè khi tiếp xúc
Cách chăm sóc và điều trị tại nhà
Mụn rộp ở môi là bệnh gì và chữa thế nào hiệu quả dần được sáng tỏ trong bài viết. Bạn có thể tham khảo cách điều trị tại nhà như sau:
Nên súc miệng bằng nước muối để vệ sinh sạch vết thương
★ Súc miệng bằng nước muối pha loãng mỗi ngày để làm sạch, êm dịu vết thương và giảm nguy cơ bội nhiễm vi trùng
★ Không lo âu, căng thẳng, hãy bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và nâng cao thể trạng
★ Hạn chế dung nạp thức ăn cần cho chu kỳ tái sinh của vi rút herpes như: Dừa, đậu nành, chocolate,... Nên ăn thực phẩm mềm như rau quả, trái cây, thịt bò,... để tránh kích thích vết lở.
★ Sau 10 ngày chưa thấy thuyên giảm, bạn cần tới bác sĩ khám và sử dụng thuốc.
Các loại thuốc điều trị mụn rộp ở môi
Các loại thuốc đặc trị như:
★ Thuốc kháng virut: Có tác dụng rút ngắn thời gian bị bệnh, giảm tái phát
★ Thuốc giảm đau: Bệnh không đau dữ dội nhưng gây khó chịu nên có thể sử dụng thuốc thông thường như paracetamol.
★ Thuốc chăm sóc tại chỗ: Cream kháng vi rút virut acyclovir 5%, các thuốc chống bội nhiễm để làm khô nhanh vết lở, giảm đau.
★ Trường hợp bệnh tái phát 6 lần/1 năm thì cần dùng thuốc ngăn ngừa tái phát đến khi nào tần suất bệnh giảm còn 2 lần/1 năm thì ngừng sử dụng thuốc.
Trị mụn rộp ở môi địa chỉ nào tốt nhất?
Bạn đã biết mụn rộp ở môi là bệnh gì và chữa thế nào hiệu quả rất quan trọng và việc tìm được địa chỉ uy tín để điều trị cũng cần thiết không kém. Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa Đại Đông là nơi điều trị mụn rộp ở môi uy tín, rất nhiều người đã được chữa trị dứt điểm thành công.
Đại Đông là địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân bị mụn rộp
Đó là nhờ đội ngũ bác sĩ giỏi kết hợp với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, nguồn thuốc uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đồng thời, là cơ sở được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động, phòng Khám Đa Khoa Đại Đông sẽ là nơi tin cậy, an tâm cho bệnh nhân chữa trị.
Với những thông tin trên, hy vọng, bạn đã biết cách phòng tránh và tìm cho mình 1 địa chỉ uy tín khi có bệnh.